Chuyện người tù Trần Huỳnh Duy Thức, cựu giám đốc một công ty điện thoại internet từng có hoạt động ở cả Hoa Kỳ và Singapore, tuyệt thực nhiều ngày cuối cùng cũng thu hút sự chú ý của truyền thông hải ngoại và một số nhỏ trên mạng xã hội. Điều này cũng không có gì lạ. Anh Thức ở trong nhà tù nhỏ không chính thức. Số còn lại ở trong nhà tù to phi chính thức. Điều oái oăm là dù ở tù nhưng anh Thức "tự do" và đối với anh "điều đáng sợ duy nhất là nỗi sợ". Số ở ngoài nhiều người đi đâu cũng sợ, làm gì cũng sợ, nói gì cũng sợ. Nếu vậy liệu họ có phải là con người tự do ?
Các blogger ở Hà Nội mặc áo có in hình chân dung Trần Huỳnh Duy Thức. Facebook Lê Hoàng
Có lẽ nên đặt lại câu hỏi vì sao anh Thức ở trong cái lồng nhỏ kia tám năm qua ? Thì nó cũng hao hao giống như chiến dịch diệt chim sẻ mà Mao Trạch Đông phát động 60 năm về trước vốn đã khiến hàng chục triệu người chết đói vì mất mùa. Mao nghĩ chim sẻ làm hại mùa màng trong khi loài chim này góp phần bảo vệ lúa vì chúng ăn châu chấu. Việt Nam ngày nay thấy ai có nguy cơ làm tổn hại quyền lực của mình thì cũng trống chiêng ầm ĩ và thét to "phản động", "diễn biến hòa bình", "chống lại nhà nước" hay thậm chí "lật đổ" như họ cáo buộc anh Thức. Mà cả bốn cái này hoàn toàn phù hợp với quy luật phát triển của xã hội và đúng như Mác đã tiên đoán. Trước đây Đảng Cộng sản cũng phạm đủ bốn "tội" đó mới cầm quyền được như hiện nay. Và giờ họ cũng đang có những hành vi lật đổ Hiến pháp, chống lại nhân dân và có nhiều hành vi phản động nhìn từ góc độ tiến hoá và văn minh nhân loại. Những người như anh Thức chỉ ra những gì mà họ cần làm để có thể tiếp tục cầm quyền. Nhưng đương nhiên họ có nguy cơ bị loại bỏ nếu cứ đi theo còn đường chống lại nhân dân. Cái lò của ông tổng bí thư xét theo nghĩa nào đó cũng vô cùng phản động và lật đổ cả uỷ viên Bộ Chính trị còn gì. Hay giờ nhà nước cũng độc quyền luôn món "phản động" ?
Cũng phải nói thêm lật đổ chính quyền một cách hòa bình là điều thường tình vẫn xảy ra vài năm một lần ở các nước dân chủ tương đối (không có nền dân chủ nào hoàn hảo cả đâu). Donald Trump chẳng đã có cuộc lật đổ ngoạn mục cách đây chưa lâu đó sao. Ở Anh Thủ tướng David Cameron còn tự lật đổ bản thân khi từ chức năm 2016 vì ông muốn Anh ở lại EU còn người dân lại muốn ly dị. Ở những nước mà quan chức không lấy keo con voi dính mông vào ghế thì chuyện rời chính trường là chuyện bình thường "như cân đường hộp sữa". Hay như tôi đã dẫn trong một bài trước rằngngười dân Hoa Kỳ coi chuyện thay chính quyền như thay tã lót, đâu có gì to tát.
Con đường Việt Nam
Nhưng anh Thức thực ra có nhiều điểm chung với những gì mà các nhà lãnh đạo Việt Nam hay nói, đương nhiên không phải những gì họ làm. Anh muốn kinh tế thị trường nhưng cũng muốn cả sự điều tiết Xã hội Chủ nghĩa để khắc phục những khuyết tật của thị trường.
Đây là những gì anh mong muốn : "Việt Nam sẽ là nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trở thành nước dân chủ và thịnh vượng trên thế giới là mục đích mà Con đường Việt Nam hướng đến".
Vậy Con đường Việt Nam của anh là gì ? Anh có giải thích trong lời giới thiệu cho cuốn sách cùng tên hồi năm 2009 : "Con Đường Việt Nam sẽ phân tích cho thấy tăng trưởng kinh tế mà không đi kèm với gia tăng năng suất lao động thì chỉ là sự vay mượn của quá khứ (như khai thác tài nguyên) và tương lai (như vay vốn đầu tư, phá hủy môi trường).
"Đây là nguyên nhân gốc của cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay của Việt Nam [bài viết từ năm 2009] và được dự đoán sẽ dẫn đến một sự khủng hoảng trầm trọng cả về kinh tế, xã hội lẫn chính trị trong những năm 2010, 2011, đặt đất nước vào rất nhiều nguy cơ. Đây cũng là nguyên nhân sâu xa của sự sụp đổ ở Liên xô vì đã giáo điều xây dựng chủ nghĩa xã hội bằng cách phân phối công bằng tư liệu sản xuất thông qua biện pháp công hữu hóa mà không chịu nhìn nhận đánh giá thực chứng sực tác dụng gia tăng năng suất – một yếu tố then chốt mà Mác đã xác định là tiên quyết để có thể "làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu" – của nó. Bất kỳ sự phát triển nào không dựa vào gia tăng năng suất lao động đều không bền vững cho dù tài nguyên có lớn đến đâu đi nữa".
Cựu giám đốc công ty OCI cũng viết : "Cuộc sống ở Việt Nam đang tạo ra một thứ niềm tin của người dân vào việc đưa hối lộ như là cách tốt nhất, thực tế nhất để mưu cầu lợi ích cho mình – từ những việc nhỏ nhặt như chứng giấy tờ đến những chuyện to tát như các loại giấy phép béo bở, từ những mục đích chính đáng như kiếm tiền sinh sống hoặc tự khẳng định mình đến những mong muốn làm giàu bất chính hoặc vươn lên bằng cách chà đạp người khác. Hầu hết đều phải dựa vào tham nhũng, tin nó và thậm chí còn bao che cho nó.
"Niềm tin đi ngược lại nó không chỉ bị xem là ngớ ngẩn, không thức thời mà còn đầy rủi ro. Tin vào công lý ngày càng trở nên phi thực tế và tốn kém mà lại không hiệu quả.
Thứ niềm tin như vậy đang tồn tại áp đảo trong thực tế làm cho động lực tự nhiên của người dân hướng đến phục vụ nhu cầu hoặc thỏa mãn yêu cầu của những kẻ xấu nắm quyền tại các bộ máy tư pháp và hành pháp ở mọi cấp, cả bộ máy của đảng cầm quyền. Môi trường pháp lý đã không thể ngăn chặn được những cái xấu mà đạo đức xã hội cũng không còn đủ sức để lên án chúng".
Anh Thức cũng viết Việt Nam đã cam kết coi người dân như những con người thực sự tự do, thậm chí còn là những con người tự do hơn hết nhờ "định hướng Xã hội Chủ nghĩa". Chỉ có điều họ không thực hiện đầy đủ những cam kết đó.
"Tuyên ngôn độc lập 1945 đã thừa nhận rằng mọi người sinh ra đều có sẵn các quyền con người căn bản, đều bình đẳng và tự do. Năm 1977, Việt Nam gia nhập Liên Hiệp Quốc cũng có nghĩa là sự công nhận của nhà nước Việt Nam đối với các quyền bất di bất dịch này của con người được qui định và trịnh trọng tuyên bố tại Tuyên ngôn Toàn cầu về Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc vào năm 1948. Đến 1982 thì Việt Nam đã chính thức gia nhập hai Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị ; và về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa. Tại đây, nhà nước Việt Nam đã long trọng cam kết tôn trọng, bảo vệ các quyền này cho công dân Việt Nam, và đồng thời cũng thúc đẩy các quyền này trên toàn thế giới. Trên tinh thần đó, Hiến pháp hiện hành (1992) của Việt Nam cũng đã hiến định tất cả các quyền thiêng liêng này của con người Việt Nam. Với những văn bản pháp lý như vậy thì mọi công dân Việt Nam từ lúc sinh ra đời đều được hưởng bình đẳng tất cả các quyền con người như bất kỳ công dân nào khác trên thế giới mà không phân biệt quốc gia, màu da, chủng tộc, xuất thân, địa vị, quan điểm chính trị, trình độ phát triển, lịch sử hình thành, v.v…, và cũng không phải chờ sự cho phép của bất kỳ luật hoặc văn bản nào dưới hiến pháp.
"Tuy nhiên, các giá trị tốt đẹp trên danh nghĩa này còn rất xa so với thực tế trong việc thực thi quyền con người trên đất nước ta. Đại đa số người dân lẫn quan chức hiện nay đều nghĩ rằng chỉ có những quyền nào có luật qui định thì công dân Việt Nam mới được sử dụng. Quan điểm vi hiến như vậy lại tồn tại phổ biến ngay tại Quốc hội trong việc lập pháp. Sự xâm phạm tự do và các quyền cơ bản của người dân lại xảy ra phổ biến tại các cơ quan hành pháp. Còn các cơ quan tư pháp thì lại trừng phạt không thương tiếc những công dân nào dám tự do sử dụng các quyền làm người căn bản của mình đã được hiến định. Cần hiểu rằng các hành động như vậy không chỉ vi hiến mà còn vi phạm luật pháp quốc tế và đi ngược lại với các chuẩn mực văn minh của thế giới".
"Thiên Tử" và "Quyền con người"
Anh Thức nói thay vì thành thực chia sẻ những vấn nạn và thách thức của chính quyền với người dân để cùng nhau giải quyết, các nhà lãnh đạo Việt Nam chọn cách nói dối quanh khiến niềm tin của người dân vào họ ngày càng giảm sút. Anh tin rằng nếu các nhà lãnh đạo Việt Nam có sự dũng cảm và liêm chính, đất nước của anh hoàn toàn có thể có sự phát triển đáng kể và sớm sanh vai cùng các nước phát triển. Nhưng anh nói có nhiều thứ đang cản trở điều này : "Nước ta đã tuyên bố độc lập và dùng thuật ngữ Cộng hòa để đặt tên nước đã hơn 63 năm, nhưng những tư tưởng và cách hành xử phong kiến như trên vẫn còn ăn sâu trong cả người dân lẫn chính quyền một cách vô tình lẫn cố ý, vô thức lẫn có ý thức. Chính sự xơ cứng trong suy nghĩ như vậy bao đời nay đã đẩy dân tộc ta thụt lùi lại rất xa trong tất cả các bước tiến hóa quan trọng của nhân loại cho đến tận ngày nay. Mỗi lần như vậy đất nước đều bị biến thành thuộc địa mà phải mất đến hàng triệu xương máu để giành lại độc lập. Nhưng cũng chỉ là sự thay đổi hình thức trên danh nghĩa, người dân chúng ta chưa bao giờ có sự thay đổi thực chất trong suy tưởng của mình để hướng đến tự do độc lập cho mình thực sự. Chính vì vậy mà hơn một ngàn năm nay dân tộc ta chưa bao giờ có được một nền độc lập đầy đủ và thực chất.
"Nhưng không có gì là phức tạp, chúng ta chỉ cần hiểu rằng thuộc tính nào của vạn vật do trời đất tạo ra thì không có sức mạnh nào của con người có thể thay đổi được, và chính thuộc tính đó tạo ra quy luật. Người ta có thể đắp chặn ngăn nước chảy xuống vùng thấp nhưng không cách gì để thay đổi thuộc tính của nước là luôn đổ về chỗ trũng, và như vậy nước chảy về trũng là một quy luật. Tương tự như thế, những kẻ cường quyền có thể tước đoạt tự do và quyền con người nhưng không thể nào thay đổi được thuộc tính người là luôn luôn mong muốn có đủ tự do và các quyền đó. Chắc có lẽ chỉ những ai bị đánh rơi trong rừng từ lúc nhỏ thì mới không có mong muốn đó mà thôi. Do vậy Quyền Con người cũng là một quy luật mà khi được tôn trọng và sử dụng đầy đủ thì chúng ta sẽ có được sức mạnh tựa phép màu như đại hồng thủy.
"Ở nơi nào con người tự tin thực hiện các quyền này thì ở đó "thiên tử" xuất hiện, tức là Quyền con người tồn tại thực tế trong cuộc sống ở nơi ấy. Và vùng đất ở đó chính là địa linh nhân kiệt vì sẽ có rất nhiều anh hùng hào kiệt – những người tự tin, tự do và độc lập để khám phá nhiều quy luật khác của trời đất, từ đó tạo ra sức mạnh nhằm mang lại sự giàu có và những điều tốt đẹp cho cuộc sống chúng ta, bảo vệ dân tộc ta, thịnh cường đất nước ta. Đó là cách chúng ta chủ động kiến tạo nguyên khí, lựa chọn nhân tài để phát triển quốc gia, phục vụ cho chúng ta chứ không phải thụ động trông chờ và cầu may minh quân xuất hiện và ban phát tài năng của họ".
Anh Thức thực sự tin rằng "[s]ức mạnh thực sự của một quốc gia nằm ở sự hiểu biết của cả dân tộc ở đó chứ không phải bởi trí tuệ riêng của bất kỳ một con người hay đảng phái nào" và muốn đánh thức phần còn lại của xã hội. Đáng tiếc là nhiều người vẫn đang ngủ vùi, ngủ nướng hay ngu quên nơi niêu cơm mà quên rằng xã hội và cả chính quyền là do mỗi con người góp phần tạo ra. Nếu họ không thay đổi thì cũng đừng mong chờ xã hội và chính quyền sẽ tự tốt lên. Còn chính quyền cũng không nên ảo tưởng mà nghĩ rằng quyền lực của họ là mãi mãi vì "điều duy nhất không thay đổi trên thế giới là nó sẽ thay đổi" dù họ có muốn hay không. Chỉ là khi nào và như thế nào mà thôi.
Nguyễn Hùng
Nguồn : VOA, 14/09/2018
Mấy tuần trước công an thành phố Hồ Chí Minh đánh người, báo chí cả nước im re. Vừa rồi công an ‘đánh’ Á hậu, MC, sinh viên… tham gia bán cái họ có với giá thuận mua vừa bán, báo nào cũng tả xung hữu đột. Thật khá khen cho các nhà báo khéo chọn mục tiêu mềm mà tấn công.
Người đẹp bán dâm có phải là xấu ? - Ảnh minh họa
Xem một số video truyền hình được nhiều tương tác về chuyện các cô gái mại dâm cao giá mới thấy các nhà báo khó mà có giá cao vì họ làm việc dở quá. Đã không nêu tên Á hậu nhưng lại nói họ từng đoạt giải ở cuộc thi này, cuộc thi kia và mới đây gây tranh cãi vì bộ ảnh chụp ở một địa điểm được nêu cụ thể. Thật không hiểu họ học làm báo ở đâu và nguyên tắc làm báo của đài truyền hình tuyển dụng họ là gì. Oái oăm hơn đó lại là những nhà báo nữ nói về những người cùng giới.
Thiếu vắng trong những phóng sự công phu về những người đẹp chọn ngủ với người trả nhiều tiền, có người sẵn sàng trả tới 25.000 đô la một lần theo báo trong nước, là những người đàn ông bị bắt quả tang khi đang ‘ăn bánh’. Họ là doanh nhân ? Họ là đảng viên ? Họ là khách du lịch ? Họ là nạn nhân ?
Ngay sau khi báo chí đăng tải về "đường dây" bán dâm cao cấp, một nhà báo có tiếng bình luận trên Facebook : "Họ bán cái họ có. Cơ bản chúng ta ai cũng bán một cái gì đấy của mình thôi mà :-p. Người thì bán sức, người thì bán thận, người thì bán chữ...".
Nói rộng ra chính quyền còn đang bán giấc mơ xã hội chủ nghĩa mà giờ có vẻ đang ế vì người ta sợ "xuống hố cả nút" thay vì được lên thiên đường. Chính quyền cũng bán bớt người lao động sang các nước, nhiều người là con ở cho những nhà giàu ở nước ngoài, để lấy về ngoại tệ. Công an cũng bán giấy tờ cho người ta đi vượt biên bằng đường hàng không thay vì đi thuyền như những năm xưa. Vậy nên chuyện các cô gái dùng "vốn tự có" không đáng để ầm ĩ quá mức. Giữa lúc trộm cắp, cướp giật đầy đường, bỏ những hai năm để tấn công vào nhóm người đẹp không cướp giật tiền liệu có phải là cách tiêu tiền thuế của dân một cách hữu hiệu.
Cũng phải nói thêm tại một số nước trên thế giới như Đức, Hà Lan, Hòa Kỳ… mại dâm là một nghề được pháp luật thừa nhận trên toàn quốc hoặc ở một số nơi. Đức hợp pháp hòa mại dâm từ năm 2002 và chính quyền đòi hỏi những người cung cấp dịch vụ phải đăng ký và có chứng chỉ hành nghề. Hà Lan đi trước Đức hai năm và doanh số của ngành mại dâm được cho là đã lên tới 100 triệu đô la vào năm 2010, mười năm sau khi những người làm nghề mại dâm được hưởng mọi quyền như người lao động trong các ngành khác. Họ cũng có nghĩa vụ phải đóng thuế thu nhập cho nhà nước.
Tại Hòa Kỳ, Nevada là bang duy nhất thừa nhận mại dâm nhưng cũng chỉ cho phép hoạt động này trong các nhà thổ được cấp phép. Nhưng một điều tra của Huffington Post cho thấy doanh số của ngành tình dục tại riêng Atlanta đã là 290 triệu đô la trong năm 2007 và con số cho cùng năm ở thủ đô Washington DC là hơn 100 triệu đô la.
Trong số các nước ASEAN mà Việt Nam là thành viên, Thái Lan cũng có chính sách nhắm mắt làm ngơ trước nghề được coi là lâu đời nhất thế giới.
Một mô hình khác được bàn luận nhiều là việc trừng phạt người mua dâm mà Thuỵ Điển là nước đầu tiên áp dụng từ năm 1999. Người mua dâm bị phạt theo thu nhập mà cụ thể là 50 ngày lương cho mỗi lần vi phạm. Mức tối thiểu áp dụng cho những người thu nhập thấp hoặc không công ăn việc làm là 400 đô la. Người mua dâm cũng còn có thểbị tù tối đa là một năm. Báo Canada dẫn số liệu cho thấy số người mua dâm ở Thuỵ Điển đã giảm gần một nửa, từ con số gần 14% đàn ông mua dâm hồi năm 1996 xuống trên 7% vào năm 2014. Họ cũng dẫn số liệu mà theo đó không có người hành nghề mại dâm nào ở Thuỵ Điển bị giết hại trong năm 2015 trong khi ở Đức số người bị giết hại bởi khách mua dâm hay ma cô là 70. Các nghiên cứu cũng cho thấy ngày càng có nhiều người Thuỵ Điển muốn cấm mại dâm dù chưa phải là đa số.
Tranh cãi về chuyện hợp pháp hòa mại dâm có phải là điều đúng đắn hay không vẫn đang tiếp diễn. Bên ủng hộ nói một khi mại dâm được hợp pháp hoá, dịch vụ này sẽ không còn nằm trong bóng tối, những người bán dâm được bảo vệ, thậm chí có thể lập nghiệp đoàn, được khám sức khoẻ và nhà nước có thể quản lý ngành này như mọi ngành. Bên phản đối nói hợp pháp hòa mại dâm coi rẻ phụ nữ, dễ dẫn tới những cuộc tấn công tình dục phụ nữ, khuyến khích tệ buôn người và các tệ nạn khác như ma tuý.
Có một điều đáng chú ý trong bài báo viết về mại dâm của Huffington Post là phát biểu của ma cô về chuyện những người họ dẫn mối, ngoài luật sư, thẩm phán, giáo viên…, còn bao gồm cả cảnh sát. Một ma cô nói : "Cảnh sát là khách hàng đông đảo nhất. Chính những người nhốt tôi lại là những người vi phạm pháp luật". Và ở Việt Nam mọi chuyện cũng không khác gì. Cánh taxi kháo nhau họ đưa cả toán công an Hà Nội lên Hòa Bình mua dâm vì sợ ở Hà Nội dễ bị lộ. Có lẽ công an thành phố Hồ Chí Minh nên chú ý hơn tới những cô gái bán dâm ở Hòa Bình vì họ phải đối mặt với những người nắm pháp luật trong tay. Còn chuyện Á hậu, MC đi khách sạn sang với các đại gia là chuyện thuận mua vừa bán. Nếu người mua là đại chính trị gia, đại gia tiêu tiền bẩn hay các cô gái bị xâm hại thì lại là chuyện khác.
Nguyễn Hùng
Nguồn : VOA, 11/09/2018
Đầu tháng Chín có hai tin được khá nhiều người chú ý. Thứ nhất là tin ba cán bộ tỉnh Thanh Hoá trình dự toán cho chuyến đi xúc tiến đầu tưở mức gần 500 triệu đồng mỗi người cho chuyến đi chừng 10 ngày tới Hoa Kỳ. Những người am hiểu ngay lập tức nói rằng chi phí này là quá cao, nhất là khi đó là tiền thuế của người dân đóng vào để các quan chi tiêu. Cuối cùng tỉnh chỉ duyệt kinh phí chưa tới 700 triệu đồng cho cả ba người, thấp hơn nhiều so với dự toán ban đầu. Không rõ sức ép dư luận có ảnh hưởng tới đâu trong kinh phí được duyệt khiêm tốn hơn hẳn này.
Tại một cuộc biểu tình, người dân cầm biểu ngữ tố cáo các quan chức nhà nước tham nhũng, cướp đất dân nghèo.
Tin thứ hai thực ra là những tranh luận xung quanh việc liệu có đúng cứ chín người dân Việt Nam lại phải nuôi một cán bộ hay không. Con số này đến từ Tiến sỹ Phạm Duy Nghĩa của Đại học Fulbright Việt Nam và được nhiều báo dẫn lại. Ông Nghĩa lấy số liệu của Bộ Nội vụ mà theo đó tính tới tháng 3/2018, Việt Nam có 11 triệu người hưởng lương hay phụ cấp từ ngân sách và chỉ tính riêng ở cấp khóm, xóm, tổ dân phố, xã và phường đã có 1,3 triệu người như thế. Số liệu ông Nghĩa thu thập được công bố tại hội thảo về Chính phủ và chính quyền địa phương được tổ chức vào cuối tháng 8/2018.
Báo Pháp Luật thành phố Hồ Chí Minh cũng dẫn lời Giáo sư Hoàng Chí Bảo nói tại cùng hội nghị rằng Tổng thống Obama từng "rất ngạc nhiên" khi biết dân số Việt Nam chỉ bằng 25% dân số Hoa Kỳ nhưng công chức Việt Nam lại đông hơn. Ông Bảo được dẫn lời nói :
"Một tình trạng phi lý như thế không thể nào chấp nhận được và sẽ không một nền kinh tế nào nuôi nổi bộ máy như vậy".
Nhưng con số bao nhiêu người dân phải "nuôi" một cán bộ hiện đang gây tranh cãi. Có người đưa ra con số 19, người lại nói trên 20.
Trang tin VietnamNet nói số cán bộ, công chức và viên chức đang làm việc ở Việt Nam chỉ khoảng hơn 3,6 triệu người. Nhưng trang này cũng nói con số 3,6 triệu không bao gồm những người làm việc trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh hay doanh nghiệp nhà nước, vốn cũng không nằm trong tổng số 11 triệu người mà Tiến sỹ Nghĩa dẫn.
Thay vào đó con số 11 triệu này bao gồm cả người về hưu, người hưởng các loại chính sách, chế độ của nhà nước trong đó có bà mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình có công với cách mạng và các trường hợp khác. VietNamNet cho rằng con số trên 20 người dân cáng một cán bộ có vẻ hợp lý hơn.
Trong khi đó hồi tháng 7/2018, cây viết Nguyễn Khắc Giang dẫn số liệu từ Điều tra lao động việc làm của Tổng cục Thống kê mà theo đó tính tới cuối năm 2017 có hơn 5,2 triệu người làm việc cho khu vực nhà nước và viết : "Nếu tính trên số dân gần 96 triệu người, sử dụng phép chia đơn giản, thì tỷ lệ cán bộ trên dân là 1 trên 19… Đây là gánh nặng rất lớn, phản ánh trong con số chi thường xuyên để duy trì bộ máy nhà nước ở mức hơn 71% ngân sách nhà nước, tính đến tháng 5/2018".
Và dù con số thực tế là bao nhiêu đi nữa, người ta có vẻ không hoài nghi gì chuyện bộ máy công quyền của Việt Nam cồng kềnh bậc nhất ở Châu Á và lớn hơn cả bộ máy chính quyền của Hoa Kỳ, nền kinh tế số một thế giới hiện nay.
Nhưng nếu bộ máy này liêm chính và hoạt động hiệu quả thì có lẽ người dân sẽ tạm hài lòng. Thực tế đó là nền hành chính mà người ta coi là lấy việc ‘hành là chính’. Xin chia sẻ kinh nghiệm của tôi với bộ máy hành chính ở Anh để thấy hệ thống chính quyền ở Việt Nam được tổ chức để phục vụ cán bộ chứ không phải người dân.
Thứ nhất, tôi và mọi người dân Anh đều không có hộ khẩu. Mỗi khi cần chứng minh nơi ở, tôi mang biên lai đóng thuế cho chính quyền địa phương kèm với hoá đơn tiền điện hoặc nước là đủ. Người ta cũng có thể dùng giấy tờ ngân hàng gửi về địa chỉ của họ nữa. Chẳng ai phải mất ngày mất buổi đi xin giấy chứng nhận của ủy ban nhân dân về nơi cư trú làm gì. Muốn đăng ký trường học cho trẻ con cũng chừng đó giấy tờ là đủ.
Thứ hai, những giấy tờ gì có thể làm qua bưu điện được, chính quyền đều phối hợp để làm. Bớt một khâu quan chức tiếp xúc với dân là bớt phiền hà. Tôi cần làm hộ chiếu có thể ra bưu điện lấy đơn, điền vào và gửi đi. Nếu cẩn thận hơn, bưu điện có dịch vụ kiểm tra xem tôi điền đã đúng chưa và gửi đi cho chắc ăn hơn. Khi nào xong họ gửi bảo đảm về tận nhà. Bằng lái xe cũng vậy. Khi sang tên, đổi chủ xe cũng thế.
Thứ ba, các cơ quan tiêu tiền thuế của dân, dù đó là chính quyền địa phương hay Bộ Quốc phòng, hàng năm đều phải kê khai họ dùng tiền vào việc gì. Cơ quan thu thuế cũng có trách nhiệm đảm bảo họ không thu sai thuế thu nhập của người dân. Mới đây tôi được cơ quan thuế gửi trả lại trên 700 bảng vì năm trước họ thu nhầm.
Thứ tư, thủ tục lập một công ty ở Anh vô cùng đơn giản. Tôi đã thử và có thể làm hoàn toàn qua mạng. Tôi chẳng phải gặp hay nói chuyện điện thoại với bất kỳ nhân viên chính quyền nào. Số tiền phải đóng theo quy định cũng chỉ có vài chục bảng và cũng đóng được qua mạng luôn.
Chẳng có chính phủ nào hoàn hảo cả nhưng tôi tạm cho nền hành chính ở Anh 7,5/10 điểm. Và nếu vậy Việt Nam có lẽ chỉ đáng 4/10. Tiền nuôi nền hành chính Việt Nam vừa đắt mà lại vừa không xắt ra miếng.
Nguyễn Hùng
Nguồn : VOA, 10/09/2018
Cục Báo chí vừa đưa vào hoạt động đường dây nóng để đối phó với tình trạng lợi dụng danh nghĩa nhà báo để sách nhiễu người dân hay doanh nghiệp và chuyện giả danh nhà báo để làm điều sai trái.
RSF xếp hạng Việt Nam thứ 175 trong số 180 quốc gia về tự do báo chí năm 2018. (Ảnh : RSF.org)
Ngoài đường dây nóng, Cục cũng có địa chỉ email để những người quan tâm có thể liên hệ.
Nhưng vì sao tình trạng nhà báo "bẩn" và giả danh nhà báo lại tới mức phải lập đường dây nóng ? Và làm sao để khỏi cần đường dây nóng mà dư luận vẫn không bức xúc với giới báo chí và những người giả danh họ.
Trước hết là chuyện người ta cho nhà báo các quyền lợi, chính thức hay không chính thức, mà đáng ra không nên như vậy. Tôi biết các nhà báo từng dùng thẻ để qua cầu không phải trả tiền, mua vé tàu, xe được ưu tiên và để được hưởng các ưu đãi khác. Giới báo chí đôi khi cũng là nỗi kinh hoàng cho các doanh nghiệp, một số có tật giật mình nên thấy có nhà báo hỏi thăm là đã sợ. Đây là lý do người ta muốn có thẻ nhà báo hoặc làm giả thẻ để trục lợi.
Một lý do khác khiến các nhà báo không được nhiều doanh nghiệp ưa là họ vừa làm báo lại vừa kiêm thêm chân bán quảng cáo. Chuyện các báo đi từ tỉnh nọ sang tỉnh kia, từ cơ quan này sang cơ quan khác và từ doanh nghiệp này sang doanh nghiệp khác để mời gọi họ mua quảng cáo là chuyện bình thường. Có nhà báo từng nói một năm có 52 tuần trong khi có tới 64 tỉnh thành. Họ cứ đi kiếm cơm một vòng là hết năm.
Thói quen vừa thu thập tin tức lại vừa kiếm thêm thu nhập cho báo hay cho bản thân khiến các nhà báo dần quen với điều sai trái mà họ làm. Một nhà báo đích thực không thể kiêm thêm việc moi quảng cáo cho cơ quan của họ. Họ cũng phải trung thực và khai với với độc giả, khán giả hay thính giả nếu họ được các công ty hay tổ chức đài thọ cho các chuyến đi đắt tiền với mục đích viết bài. Có thể khoản tiền vài ngàn đô la mà họ được đài thọ, và có thể cả thêm phong bì nữa, không ảnh hưởng gì tới nội dung bài vở. Nhưng về nguyên tắc họ cần công khai thông tin này. Không hiểu độc giả sẽ nghĩ gì khi cuối một bài viết có thêm dòng in nghiêng ‘tác giả bài viết này đã nhận phong bì ba triệu đồng tại lễ động thổ công trình được đề cập tới trong bài’.
Trước tôi từng làm việc cùng nhà báo Hoa Kỳ mà tới các bữa tiệc anh cũng nhất quyết không ăn đồ ăn miễn phí. Nguyên tắc của anh là chẳng có gì miễn phí trên đời này cả và người ta cho mình một miếng là để phục vụ mục đích nào đó của người ta. Nếu mình muốn tự do viết hay không viết và được người ta xem là nhà báo hoàn toàn độc lập thì tốt nhất đừng đụng tới những gì mà mình không mất tiền mua.
Còn việc cấp thẻ nhà báo ở Việt Nam dù quy về một mối nhưng cũng có nhiều vấn đề. Khi còn làm bộ trưởng Thông tin và Truyền thông, ông Trương Minh Tuấn từng nói hồi tháng 12/2017 : "Chúng tôi vừa yêu cầu Cục Báo chí kiểm tra thông tin có VPĐD [văn phòng đại diện] cấp một loại thẻ cho cả chủ quán nhậu, chủ vựa phế liệu đi làm ăn".
Nếu để xảy ra tình trạng chủ quán nhậu hay chủ vựa phế liệu cũng có thẻ nhà báo thì Cục Báo chí cũng phải gián tiếp chịu trách nhiệm nếu họ dùng thẻ nhà báo để làm những việc sai trái. Nó cũng đặt trở lại câu hỏi Cục Báo chí có nhất thiết phải là cơ quan cấp thẻ nhà báo hay không.
Khi tôi làm cho BBC, chính hãng truyền thông này là một trong 19 nơi được phép cấp thẻ báo chí thông qua một công ty phát hành thẻ, đồng sở hữu bởi 19 cơ quan báo chí hay hội nghề nghiệp. Không có cơ quan quản lý nhà nước nào tham gia vào việc cấp thẻ nhà báo cả. Các nơi được quyền quyết định cấp thẻ nhà báo đều thống nhất tuân thủ nguyên tắc căn bản của việc cấp thẻ là chỉ những ai có đa số thu nhập từ nghề báo mới được cấp thẻ. Điều này loại trừ được khả năng người ta lấy thẻ báo chí chỉ để thoả mãn khoản ‘oai’ và cả đời có khi chỉ viết vài bài. Các cơ quan được cấp thẻ cũng có trách nhiệm cung cấp thông tin về những người sở hữu thẻ nhà báo cho một cơ sở dữ liệu chung. Cảnh sát Anh có thể truy cập cơ sở dữ liệu này nếu họ muốn biết một nhà báo đang làm việc tại một hiện trường nhất định có đang cầm thẻ nhà báo xịn hay không.
Ngoài tư cách là nhân viên BBC cho tới 8/2017, tôi cũng là thành viên của nghiệp đoàn nhà báo NUJ (National Union of Journalists) và cơ quan này cũng nằm trong số 19 đơn vị được quyền cấp thẻ. Nay tôi đã rời BBC và cũng thôi NUJ để gia nhập nghiệp đoàn của các giảng viên đại học. Nhưng nếu tôi viết nhiều, tôi hoàn toàn có thể tham gia NUJ trở lại và qua đó lấy thẻ báo chí. Chỉ có điều tôi sẽ phải đóng lệ phí khoảng 25 bảng mỗi tháng để là thành viên của NUJ.
Thực tế nhà nước Anh không quản lý việc cấp thẻ và cũng không quản lý luôn báo giấy và báo điện tử. Lý do là báo chí đều do tư nhân sở hữu cả và họ có cơ chế tự quản dù không phải lúc nào họ cũng làm tốt việc này. Chính phủ chỉ có cơ quan giám sát phát thanh và truyền hình vì loại hình truyền thông này dùng băng thông thuộc sở hữu của công chúng và bởi vậy phải có những trách nhiệm nhất định. Hơn nữa số người xem truyền hình hay nghe đài thường lớn hơn nhiều so với số người đọc báo của mỗi tờ báo nhất định. Nếu một tờ báo chỉ có chừng chưa tới một triệu người đọc thì tầm ảnh hưởng của họ có lẽ cũng không tới mức phải kiểm soát.
Và khó có thể nói truyền thông ở Anh kém hơn truyền thông ở Việt Nam. Bởi vậy chuyện quản lý việc cấp thẻ nhà báo và quản lý báo in cũng như báo điện tử chỉ khiến người dân phải đóng thêm thuế nuôi bộ máy cồng kềnh. Và nếu không quản lý thì không còn cần có Cục Báo chí và đương nhiên cũng khỏi cần luôn đường dây nóng.
Nguyễn Hùng
Nguồn : VOA, 04/09/2018
Thượng nghị sĩ John McCain, người qua đời hôm 25/8 ở tuổi 81 do ung thư não, là một trong những người Mỹ được chính quyền Việt Nam đánh giá cao.
Mai Trần, một người Mỹ gốc Việt, khóc bên bức di ảnh nghị sĩ McCain tại lễ viếng tại Tòa Đại Sứ Mỹ tại Hà Nội, 27 tháng Tám. (Reuters)
Cùng các cựu binh Cuộc chiến Việt Nam và cựu Thượng nghị sĩ như John Kerry và Chuck Hagel (ông Hagel sau còn là Bộ trưởng quốc phòng và ông Kerry là Bộ trưởng ngoại giao), ông McCain đã góp phần "bắc cầu qua dòng sông đau khổ" ngăn cách hai cựu thù như lời một cựu tù nhân khác và cũng là Đại sứ Hoa Kỳ đầu tiên ở Việt Nam Douglas Pete Peterson đã nói.
Ông McCain cũng từng hai lần ra tranh cử tổng thống bất thành và có lẽ những người "bạn" của ông ở Việt Nam từng mong ông thắng cử. Nhưng dù ủng hộ bình thường hóa quan hệ và rồi nâng cấp quan hệ với Việt Nam, ông McCain cũng không ngại ngần gì mà không nói thẳng những gì ông nghĩ về những người cộng sản.
Trong dịp tiến tới kỷ niệm 25 năm Cuộc chiến Việt Nam kết thúc, ông McCain nói "những kẻ không xứng đáng" đã thắng cuộc. Báo Los Angeles Times dẫn lời ông hồi năm 2000 : "Tôi nghĩ họ [chính quyền Hà Nội] đã mất hàng triệu người ưu tú vốn bỏ đi bằng thuyền, mất hàng ngàn người do họ [chính quyền cộng sản] hành hình và hàng trăm ngàn người trong các trại cải tạo".
Vô số thuyền nhân Việt Nam thiệt mạng trên biển trong khi rời bỏ đất nước bết bát về kinh tế và ngột ngạt về chính trị trong những năm cuối thập niên 70 và đầu thập niên 80. Thậm chí ngay cả những người từng được coi là cộng sản trung kiên về sau này cũng bỏ đi. Một trong những người như thế là Đại tá Bùi Tín, người cũng mới qua đời ở Paris, nơi ông tới công cán với tư cách Phó Tổng biên tập báo Nhân Dân hồi năm 1990 và không bao giờ trở về. Trước khi mất vài tháng, ông nói :
"Tôi xưa kia tôi cũng đã lên án Việt Nam Cộng Hòa và bây giờ tôi cũng phải phản tỉnh là sai – đó là một chế độ tiến bộ hơn miền Bắc. Thống nhất ở Đức là anh tiến bộ thống nhất với anh [lạc hậu] nên cái anh tiến bộ bao trùm và nước Đức lên. Ở Việt Nam cái anh lạc hậu lại thắng anh tiến bộ, một chế độ hơn. Chế độ miền Nam rõ ràng là hơn chứ - có dân chủ, có nền tư pháp độc lập, tam quyền phân lập, có luật sư, tòa án, không có tù nhân chính trị dễ dãi như miền Bắc".
Trên thực tế ông John McCain không chỉ nói thẳng, nói thật với những người cộng sản Việt Nam. Ông cũng bất đồng với Tổng thống Donald Trump tới mức gia đình ông sẽ không mời đương kim tổng thống tới tang lễ của ông trong khi nhiều cựu tổng thống trong đó có ông Barack Obama sẽ tới dự. Điều này cũng cho thấy sự khác nhau một trời một vực giữa không gian tự do của cá nhân, ngay cả của người đã khuất, và không gian của chính quyền ở Hoa Kỳ và Việt Nam. Một ngày sau khi ông John McCain qua đời, nhà văn và cựu tù chính trị Vũ Thư Hiên, tác giả cuốn Đêm Giữa Ban Ngày, đăng lại bài của con trai Trung tướng Trần Độ thuật lại quang cảnh đám tang ông Trần Độ hồi năm 2002 :
"Sáng 14/8/2002, gia đình, họ hàng, thân bằng quyến thuộc của Cha tôi đã có mặt rất sớm ở nhà tang lễ số 5 Trần Thánh Tông. Cảm nhận đầu tiên là vấn đề an ninh : không hiểu sao công an, bộ đội, người đứng chỉ trỏ… rất đông. Cảm nhận tiếp theo là : không khí rất căng thẳng như có gì đó chống đối nhau. Cảm nhận nữa là : tại sao việc kiểm soát vòng hoa tang, băng tang, các bức trướng… lại nghiêm ngặt đến vậy ?
"Nhiều vòng hoa phải thay băng tang hoặc sửa câu chữ, nhiều bức trướng bị thu giữ…Tôi và mọi người tang phục chỉnh tề bước vào nhà tang lễ. Đập thẳng vào mắt tôi là dòng chữ "Lễ tang ông Trần Độ" trên một tấm bảng lớn phủ kín dòng chữ "Vô cùng thương tiếc…" lâu nay vẫn gắn trên tường. Đi tới bàn ghi sổ tang tôi thấy trên 5 bàn có 5 tập giấy trắng khổ A4. Tôi hỏi cán bộ Ban lễ tang : Sổ tang đâu ? Anh ta nói : Sau đám tang sẽ đóng thành sổ. Tôi nói : Đã thống nhất sổ tang là sổ tang, ban tổ chức không có gia đình sẽ đưa tới. Một lúc sau, 5 quyển sổ tang đã đóng được đưa vào thay cho 5 tập giấy rời.
"Đám tang được cử hành, các đoàn, các nhóm, các cá nhân lần lượt vào viếng. Băng tang hầu hết không có chữ "vô cùng thương tiếc" hoặc "Trung tướng Trần Độ".
Trong khi đó sau khi ông John McCain nằm xuống, chính quyền Việt Nam tỏ ra văn minh hơn hẳn đối với người đã tố cáo chính quyền cộng sản "tra tấn" ông ở Hoả Lò và thậm chí gọi những người đánh đập ông và đồng đội là "những tên mọi vàng" mà ông sẽ ghét bỏ tới cuối đời. Trang tin VTC dẫn lời Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh viết trong sổ tang của Đại sứ quán Hoa Kỳ : "Đối với Chính phủ và nhân dân Việt Nam, ngài Thượng nghị sĩ John McCain luôn là biểu tượng cho thế hệ nghị sĩ – cựu binh chiến tranh Việt Nam, là người đi đầu và có nhiều đóng góp to lớn trong việc hàn gắn vết thương chiến tranh, bình thường hóa và thúc đẩy quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam-Hoa Kỳ.
"Chúng tôi luôn trân trọng những nỗ lực của ngài Thượng nghị sĩ trong việc xây dựng và phát triển quan hệ Việt Nam và Mỹ trong những thập kỷ qua".
VTC cũng viết thêm : "Với lòng tiếc thương vô hạn, Phó Thủ tướng mong ngài Thượng nghị sĩ an nghỉ và mong gia đình sớm vượt qua nỗi mất mát lớn lao này".
Chỉ còn hai năm nữa sẽ tới kỷ niệm 45 năm ngày Cuộc chiến Việt Nam kết thúc. Hơn bốn thập niên đã qua đi nhưng Việt Nam thống nhất mà ông John McCain đã góp phần nâng cấp quan hệ với cựu thù Hoa Kỳ vẫn chưa tìm được lối thoát trong cải tổ chính trị dù đã có những thành công nhất định về cải cách kinh tế. Thế hệ cựu binh với lý tưởng tự do và lý tưởng cộng sản ở các phía đang lần lượt nằm xuống và chưa thấy tín hiệu nào cho thấy họ sẽ sớm thấy một ngọn hải đăng về tự do dân chủ ở dải đất đã thấm đẫm máu của hàng triệu người trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn.
Nguyễn Hùng
Nguồn : VOA, 28/08/2018
Tuần này một ủy viên trương ương quê Nghệ An đã liên tục sút vào lưới ủy viên trung ương quê Hải Dương nhưng hiện đang là Đại biểu quốc hội Bạc Liêu và đã ghi tới ba bàn tính tới ngày 23/8, hôm "VOV" là từ khoá tiếng Việt được tìm kiếm nhiều nhất trên Google.
Sân chơi phải có hơn một cầu thủ - Hình minh họa.
Bàn mở tỷ số được ông Nguyễn Thế Kỷ, lãnh đạo Đài Tiếng nói Việt Nam ghi vào lưới lãnh đạo Đài Truyền hình Việt Nam Trần Bình Minh hôm 21/8 khi đài cùng Vingroup, Vietnam Airlines và Viettel, chốn cũ của quyền Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, bỏ ra1,3 triệu đô la để mua bản quyền Á Vận hội.
Trước đó VTV nói công ty sở hữu bản quyền phát sóng đòi tới năm triệu đô la, mức giá quá đắt đối với Đài Truyền hình. VTV cũng từng chê bản quyền World Cup quá đắt và chỉ mua vào phút chót khiđược tài trợ năm triệu đô la.
Hai bàn tiếp theo của sếp VOV được ghi trong cùng ngày 23/8.
Trong lúc khán giả VTV6 đang say sưa theo dõi hiệp một trận đấu giữa Olympic Việt Nam và Olympic Bahrain thì sóng mất cái rụp. Công ty con của VOV, Truyền hình VTC, đã cho VTV6 ‘mất điện’ vì lấy hình từ nguồn không chính thức và thực tế thì hai bên còn chưa ký hợp đồng. VOV nâng tỷ số lên 2 – 0.
Chưa hết, VOV trong cùng ngày 23/8 đã tuyên bốbỏ ra nửa tỷ đồng để thưởng cho đội tuyển Olympic Việt Nam vì các cầu thủ trẻ đã hạ Bahrain với tỷ số 1 – 0nhờ công của Công Phượng, đồng hương của ông Kỷ, người đích thân công bố khoản tiền thưởng. Với bàn thắng duy nhất trong trận gặp Bahrain, Việt Nam thống nhất lần đầu vào tứ kết ASIAD (Việt Nam Cộng Hòa đã từng đạt thành tích này cũng ở Indonesia hồi năm 1962). Và với bàn thắng thứ ba vào lưới VTV, VOV cũng lần đầu thắng tuyệt đối VTV. Và thế là ông Thế Kỷ đã có trận thắng tầm thế kỷ chỉ vì Đại biểu Quốc hội tại đơn vị của công tử Bạc Liêu mà lại không dám đốt tiền, điều mà một số người cho rằng là quyết định đúng đắn.
Nhưng người dân Việt Nam có vẻ cũng giống người dân Anh Quốc nơi tôi đang sống. "Miễn là có bóng đá trên TV và bia trong tủ lạnh" thì bảo gì cũng nghe. Thế nên có hãng đồ uống đã đưa khẩu hiệu "ăn bóng đá, ngủ bóng đá, uống …" vào quảng cáo của họ ở Việt Nam.
Từ chuyện VOV qua mặt VTV ta có thể kết luận sân chơi nào mà chỉ có một ông lớn thì sân chơi đó hỏng. Người tiêu dùng chẳng có lựa chọn và chịu cảnh ông lớn thích làm gì thì làm vì câu "có cô thì chợ thêm đông, cô đi lấy chồng thì chợ vẫn vui" không còn đúng nữa. Hãy nghe phát biểu của ông Nguyễn Thế Kỷ, người từng là Phó Ban Tuyên giáo Trung ương, về chuyện VOV bỏ tiền triệu đô mua bản quyền : "Không nên để người hâm mộ có khao khát mà mình không làm được... VOV không làm thì cũng có những đơn vị khác làm thôi.
"Đến lúc này thì thấy rằng VOV sẽ đứng ra làm việc này".
Từ sân bóng đá, xin đá sang sân chính trị một chút. Mong các bạn hâm mộ đừng cho là "đá đểu". Xin hỏi các bạn nếu mai này Đảng Cộng sản Việt Nam hứng lên đi lấy chồng bên "nước lạ" thì người hâm mộ chúng ta sẽ ra sao đây ? Khi đó mà nước lạ lạikéo mấy trăm ngàn quân tràn sang cộng với nội ứng nữa thì ai sẽ là VOV trong chính trường ? Ai nghe lạ tai xin đọc lạichuyện Vua Lê Chiêu Thống dù khi đó hoàn cảnh lịch sử hoàn toàn khác.
Nguyễn Hùng
Nguồn : VOA, 24/08/2018
Ngày cá tháng Tư còn lâu mới tới nhưng vua chém gió Thào Xuân Sùng làm người ta tưởng năm nay có hai ngày 1/4. Vị chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam nói tại đại hội của hội này ở thành phố Hồ Chí Minh rằng với điều kiện như hiện nay thành phố Hồ Chí Minh rồi sẽ đáng sống hơn cả Singapore, theo báo Thanh Niên.
Dinh thự Vua Mèo tại Hà Giang.
Mèn đét ơi, bao giờ tới ngày xưa để tôi rời London tôi về ?
Dân cư mạng được trận cười bể bụng với phát biểu của chính trị gia người H’Mong mà hiện cũng còn là Đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Giang. Trong số hơn 1.300 phản ứng đối với tin đăng trên Facebook của Thanh Niên tính tới sáng ngày 22/8 thì đa số cười ha hả hoặc sửng sốt. Hãy xem một số phản ứng :
"Hơn đứt Sing rồi chứ ?! Sing đâu có xe lội nước đâu".
"Ôi, làm đi, làm được một phần mười lời nói dân cũng thấy may rồi".
"Sao tin này không đăng trên báo Tuổi Trẻ Cười".
"Ai ? Ai là người lấy cắp chiếc đĩa bay của ông ấy".
Tò mò quá, tôi lên mạng tìm hiểu xem vua chém gió là ai. Người dân Sơn La nơi ông từng là bí thư tỉnh uỷkhen ông lắm, dĩ nhiên theo báo quốc doanh. Nào là ông đẩy lùi tệ nạn ma tuý, hoàn thành sớm việc di dân hàng chục ngàn hộ dân mở đường cho công trình thuỷ điện Sơn La… Bản thân ông cũng nói rằng "Đại biểu Quốc hội phải làm nhiều hơn nói".
Giá mà ông nghe theo lời khuyên của chính ông ! Khi tìm kiếm tôi gặp video 15 phút trong đó chính trị gia người H’Mong đọc diễn văn tại một trong những phiên họp ở Đại hội 12 của Đảng Cộng sản. Thú thực đó có lẽ là 15 phút uổng phí nhất trong đời tôi khi nghe ông nói, thực ra là đọc một cách rất buồn ngủ, về những "thành tiệu", những "nghiên kiếu" và "âm miêu". Nhưng tiếng Kinh đối với ông là ngoại ngữ nên chuyện phát âm thế không có gì đáng chê. Còn nội dung những gì ông nói nghe mới thật hãi hùng, rặt một mớ lý thuyết về chuyện "cán bộ đảng viên phải tin dân, trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân, dựa vào dân, có trách nhiệm với dân". Mà dân nào vậy ? Dân Hoa Kỳ hay dân Trung Quốc thì chắc chắn là phải "trọng" họ rồi.
Ông Sùng ê a tới mức chính các đồng đảng của ông trong đó có cả đồng chí Đinh La Thăng cũng không giấu được vẻ buồn ngủ. Người ta gõ trán, gãi đầu, nói chuyện riêng, cười hóm hỉnh… À, mà không rõ người thay ông Thăng đã nói cho ông về mấy đứa dân vừa bị các cán bộ đánh cho bê xê lết cũng ở thành phố Hồ Chí Minh chỉ vì dám hát không phép chưa ?
Và ông có xem những tin tức mà người ta truyền nhau đọc và xem trong những ngày gần đây chưa vua chém gió ? Họ kháo nhau Thành phố Hồ Chí Minh đang "chìm dần" vì khai thác nước ngầm quá nhiều. Họ kinh sợ vì nông dân ở Hà Nội lấy chân trần nhào miến. Họ mừng vì không còn phải xem trộm các sự kiện thể thao ở ASIAD 2018 trên Xôi lạc. Còn tin này chắc là người H’Mong ông phải rất quan tâm – chính quyền Hà Giang xung công dinh thự của Vua Mèo rồi đấy.
Không hiểu ông Sùng là Đại biểu quốc hội "gần dân" cỡ nào mà ông Vương Duy Bảo, cháu nội Vua Mèo, phải than lên tận thủ tướng chính phủ. Còn chính quyền Hà Giang đã khẳng định họ cấp sổ đỏ cho ngành văn hoá thông tin huyện Đồng Văn sử dụng mảnh đất gắn liền với dinh thự họ Vương hồi năm 2012 là đúng pháp luật rồi. Vậy ông Sùng hãy thôi mơ giấc mơ Sing mà quay về Hà Giang giúp cho nông dân người H’Mong Vương Duy Bảo. Giấc mơ Sing của ông đối với người dân có lẽ cũng như giấc mơ công nghệ 4.0 mà nay người ta diễn giải là "Không được nghe, Không được thấy, Không được biết và Không được nói".
Nguyễn Hùng
Nguồn : VOA, 22/08/2018
Vụ phá đám đêm diễn Sài Gòn Kỷ Niệm, đánh ca sỹ, phụ nữ cũng như những người tổ chức trước mặt người già và trẻ em hôm 15/8 xảy ra ở thành phố duy nhất mang tên ‘vĩ nhân’ nay lại đang được ông có tên Nguyễn Thiện Nhân cai quản. ‘Vĩ nhân’ được coi là "yêu trẻ, kính già, trọng phụ nữ" trong khi ông ‘Người Tốt’ là giáo sư, tiến sỹ và từng học ở những nước văn minh như Đức và Hoa Kỳ.
Ca sĩ Nguyễn Tín kệ lại sự việc bị côn đồ hành hung - Ảnh minh họa
Nhưng những "đầu trâu, mặt ngựa ào ào như sôi" ở quán Casanova thuộc quận 3, thành phố Hồ Chí Minh, đã hành xử hệt như kiêu binh thời phong kiến. Ca sỹ Nguyễn Tín, một trong những người bị đánh, nói với Dân Làm Báo : "[M]ột trong những cái nặng nhất là họ dùng chai nước suối họ đánh trực tiếp vào mắt".
Ca sỹkể thêm trên Facebook hôm 20/8 :
"Chào hỏi đầu tiên của tên AN [an ninh] là một cú đá từ dưới lên găm thẳng vào ngực trái nơi tim tôi đang hoạt động mà đến ngày hôm nay sau 5 ngày tôi vẫn đau mỗi khi di chuyển, cú đá khiến tôi bật về phía sau và 2 tên AN đỡ tôi tiếp tục ngồi lên. Hắn ngồi sát tôi bóp vai và nói :
- Mật khẩu điện thoại là gì ? Mở máy ra rồi tao cho về sớm.
- Tôi không biết.
- Mày khoái lắc lắm đúng không ? Để hôm nay tao đánh coi mày còn lắc được nữa không".
Blogger Phạm Đoan Trang kể sau khi đã đánh đấm chị ở quán Casanova, công an cho xe chở chị tới một đoạn đường tối và rồi :
"Chỉ vài phút sau, có 6 "đồng chí" to cao đi ba xe máy lao đến, bỏ xe xông vào đánh hội đồng. Mũ bảo hiểm bị vỡ là mũ của họ.
"Khi tôi ngồi dậy được để giữ tay vào vết thương trên đầu cho bớt chảy máu, thì thấy chiếc mũ vỡ một mảng to bị vứt lại trên đường, quanh đó là chi chít mảnh vụn".
Nguyễn Đại, người tổ chức đêm diễn, cũng bị đánh những nhân viên công quyền còn dùng giày công trường của anh làm vũ khí đánh anh.
Lý giải vì sao những ác nhân được chính quyền bảo kê lại hành xử như thế trong đêm 15/8, anh viết :
"Việc đánh đập chúng tôi, chỉ có thể là vì cay cú, vì hận, vì nhục nhã.
"Cả một bộ máy mà để 2 thằng, một thanh niên ca sĩ và một trung niên kỹ sư qua mặt. Đau lắm chứ !
"Thế tại sao chúng nó điên cuồng không muốn liveshow diễn ra. Tôi cũng mới tìm ra được lời giải đáp sau ngày h[ôm] đó.
"Chúng ta hãy coi lại những video clip hay hình ảnh Tín trên sân khấu . Đó là hình ảnh một chàng trai đẹp về ngoại hình, đẹp về nhân cách và đẹp về tài năng. Vâng, chân dung một thằng phản động là như thế đấy, và hình ảnh đó sẽ lan tỏa trong quần chúng. Chúng nó không thể chấp nhận được những điều đó. Chúng không dám chấp nhận sự thật !".
Sau biến cố đêm 15/8, "Bác" mà thành phố nay mang tên thì đã "nằm trong lăng giấc ngủ bình yên" từ lâu nhưng ông cháu ‘Người Tốt’ cũng không nói năng gì. Thực ra không nói gì tức là đã nói rất nhiều. Người ta vẫn nói Việt Nam có cả rừng luật nhưng khi cần thì sẵn sàng dùng luật rừng. Các cán bộ cộng sản cũng luôn có hình ảnh hay tượng bán thân của Chủ tịch Hồ Chí Minh của họ ở khắp nơi nhưng thực tế họ chẳng đếm xỉa gì tới những lời chính lãnh tụ tối cao từng nói. Tròn 70 năm về trước, ông Hồ đã đưa ra "12 điều răn" về chuyện lấy dân làm gốc trong đó có "sáu điều không nên" và "sáu điều nên làm".
Hai điều "không nên" đầu tiên là không nên gây hư hại hoặc cố mượn hay mua cho bằng được tài sản của người dân. Nhưng khi phá đêm diễn, đám sai nha giật điện thoại, lấy tiền, lột giày của người dân mà chẳng cần nói lý do.
Điều không nên cuối cùng là "không nên làm hoặc nói gì có thể làm dân hiểu lầm rằng mình xem khinh họ" trong khi điều nên làm cuối cùng là "làm cho dân nhận thấy mình là người đứng đắn, chăm công việc, trọng kỷ luật…".
Dẫn vậy để thấy câu nói "đừng nghe những gì cộng sản nói mà hãy nhìn kỹ những gì cộng sản làm" luôn đúng. Và nếu ông Hồ sống lại biết đâu ông chẳng lấy lại tên Nguyễn Ái Quốc và than lên "bọn cộng sản ở đâu cũng thế" chứ không phải "đảng viên nhan nhản, cộng sản hiếm hoi" như các "đồng chí" của ông nói nữa.
Nguyễn Hùng
Nguồn : VOA, 20/08/2018
Nghe tin Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng được cử làm quyền Bộ trưởng Thông tin Truyền thông tôi nghĩ ông ắt phải khá hơn người tiền nhiệm Trương Minh Tuấn. Tôi từng xem vài video trong đó Tướng Hùng có những phát biểu khá ấn tượng. Trong lần phát biểu ở một sự kiện của Vingroup khi còn là tổng giám đốc Viettel, ông đã nói về tầm quan trọng của sự khác biệt : "Nếu mình không tìm ra được một cách tiếp cận khác biệt thì cương quyết không làm." Trong một video khác trên Facebook ông lại nói về chuyện Viettel có nhiều người giỏi vì tập đoàn hay làm những cái mới và khó nên ai dốt sẽ không thể làm được.
Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng. (Photo CAND)
Ngay sau khi về Bộ Thông tin Truyền thông, ông Hùng lập tức nói ông chỉ muốn thấy 10% tin xấu trên báo chí. Về lý thuyết mà nói, bộ của ông Hùng và những người phụ trách văn hoá tư tưởng của Đảng quản lý tất tần tật các cơ quan truyền thông nên ông muốn gì mà chẳng được. Nhưng nếu ta coi truyền thông như tấm gương phản chiếu xã hội thì chuyện hạn chế tin xấu chẳng khác nào muốn có một tấm gương thủng. Đa số người dân và lãnh đạo nhìn vào đó sẽ chỉ thấy phần nào hiện trạng xã hội. Tôi nói đa số chứ không phải tất cả vì nhiều lãnh đạo còn có các nguồn tin tham khảo khác, đôi khi được coi như tài liệu không phổ biến rộng rãi. Và nhiều người dân giờ cũng đã đủ thông minh để đa dạng hoá nguồn thông tin thay vì chỉ xem VTV và đọc các báo trong nước. Thực tế người ta đã nghe BBC, VOA… từ lâu nhưng giờ lại có thể đọc tin của các hãng quốc tế trên internet và mạng xã hội.
Nói lý thuyết có thể trừu tượng nên xin dẫn hai ví dụ về hai tin xảy ra trong tuần này để Tướng Hùng dễ hiểu. Tối 15/8 ca sỹ Nguyễn Tín cùng bạn bè hát phục vụ vài chục người trong một quán cà phê ở quận 3, thành phố Hồ Chí Minh như khán giảNguyễn Lân Thắng đã tường thuật trực tiếp. Một sự kiện văn hoá được những người yêu nghệ thuật trong đó có cả em nhỏ và người có tuổi tham dự cuối cùng đã bị phá hỏng. Đông đảo nhân viên an ninh và công an tới yêu cầu mọi người ra về một cách vô văn hoá sau khi đòi kiểm tra giấy tờ tuỳ thân và thậm chí đã hành hung ba người trong đó có nhà hoạt động Phạm Đoan Trang, ca sỹ Nguyễn Tín và nhà tổ chức Nguyễn Đại, theo lời kể lại của hai Facebooker Lê Bảo Nhi và Võ Hồng Ly. Chắc hẳn đây là tin vô cùng xấu vì không thấy báo nào trong nước đưa tin. Nhưng nó lại có trên Facebook và trên các trang tin nước ngoài như RFA mà ca sỹ Nguyễn Tín dẫn lại với lời bình "đêm kinh hoàng". Đây là biểu hiện của sự lạm quyền của ngành công an mà đỉnh điểm của nó là vụ một loạt tướng công an bị xử lý gần đây. Nó cũng cho thấy xu hướng dùng bạo lực để giải quyết các mâu thuẫn trong xã hội. Nhưng chiếc gương truyền thông đã thủng lỗ chỗ từ trước khi Tướng Hùng về Bộ 4T tịnh không thấy đưa tin và chẳng có lý do gì để ông khoan thêm vài lỗ nữa.
Ví dụ thứ hai sẽ cho thấy không những gương truyền thông đã thủng mà có chỗ nó còn làm cho bộ mặt xã hội biến dạng, trông vậy mà chẳng phải vậy. Đó là vụ ông Lê Đình Lượng bị toà án ở thành phố Vinh tuyên án tới 20 năm tù giam vì "tội" lật đổ. Truyền thông trong nước nói là xử công khai, nhưng đâu phải ai muốn tới dự là được. Trên mạng xã hội đã có những cáo buộc về chuyện một số người tới dự bị bịt mặt đưa đi và bị đánh đập. Theo lời thuật lại của Luật sư Đặng Đình Mạnh, hai nhân chứng chống lại ông Lượng đều đã phản cung vì cho rằng bị ép cung và cũng không thể có mặt tại toà với lý do sức khoẻ. Và trong khi Viện Kiểm sát chỉ đề nghị tối đa là 18 năm tù giam, hội đồng xét xử đã kết án tới 20 năm. Phải chăng đây là một phần đòn trả thù cho việc ông Lê Đình Lượng là một trong những bị cáo quan trọng đầu tiên giữ quyền im lặng mà luật pháp Việt Nam đã công nhận ? Nếu chỉ theo dõi truyền thông trong nước không thôi người ta sẽ có cách hiểu khác về sự nghiêm minh của công lý ở Việt Nam mà nhiều người nói thực ra "chỉ là một vở hài kịch".
Tôi không kỳ vọng Tướng Hùng sẽ làm được gì nhiều để truyền thông Việt Nam trung thực hơn và có tính cạnh tranh hơn với truyền thông thế giới. Nhưng chính ông đã nói phải tìm sự khác biệt và phải làm cái gì mới. Chỉ mong ông thêm hai chữ ‘tử tế’ vào hai điều ông nói.
Nguyễn Hùng
Nguồn : VOA, 17/08/2018
Sau blogger Mẹ Nấm và nhà hoạt động Trần Thị Nga, Huỳnh Thục Vy là người đấu tranh vì quyền làm người mới nhất phải tạm thời xa những đứa con của mình [Khi bài viết này được đăng lên mục Blog VOA, Huỳnh Thục Vy đã được về nhà và chính thức bị khởi tố với cáo buộc ‘xúc phạm quốc kỳ’, bị quản thúc tại gia và cấm xuất cảnh - VOA].
Nhà hoạt động Huỳnh Thục Vy. (Facebook Nguyễn Văn Đài).
Khác với thời chiến, khi đa số các bà mẹ không có lựa chọn nào khác là phải để những đứa con của mình đối diện với tử thần, những người mẹ thời bình có thể chọn sống cuộc đời cam chịu nhằm tránh nguy cơ phải xa những đứa con thơ. Bởi vậy những người phụ nữ trẻ chấp nhận sự hy sinh lớn nhất của cuộc đời – xa những đứa trẻ chưa tới hai năm tuổi như trường hợp của Huỳnh Thục Vy hoặc còn vị thành niên như đối với Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và Trần Thị Nga - thực sự là những người hùng.
Bất chấp những "tội" mà chính quyền đưa ra với những người phụ nữ tranh đấu, lý do chính họ bị tù tội là dám thách thức sự độc quyền quyền lực trong xã hội độc đảng. Những vụ xử lý một loạt tướng công an và quân đội mới đây và xa hơn nữa là sự liên kết của tướng công an với tội phạm sừng sỏ như Năm Cam đã chứng minh điều luôn đúng – "quyền lực tuyệt đối có xu hướng tham nhũng tuyệt đối". Sự tham nhũng quyền lực của các tướng công an và quân đội là bảo kê cho tội phạm hoặc trực tiếp phạm tội nhằm trục lợi cá nhân. Sự tham nhũng quyền lực của Đảng Cộng sản thể hiện ở chỗ họ sẵn sàng vi phạm các quyền con người căn bản, trong đó có việc kết án nặng tới 10 năm tù cho phụ nữ đấu tranh bất bạo động vì một xã hội cởi mở, dân chủ và văn minh hơn, để bảo vệ tới cùng sự độc quyền quyền lực.
Về lý thuyết chính quyền nói lý do họ vẫn theo đuổi Chủ nghĩa Cộng sản ngoại nhập vì nó ưu việt hơn Chủ nghĩa Tư bản. Nhưng họ lại cũng sẵn sàng để những chính phủ kém ưu việt hơn đón về những công dân Việt bị tù tội vì dám thách thức hệ thống chính trị một cột. Mới đây Đức tiếp nhận thẳng từ nhà tù hai nhà hoạt động Nguyễn Văn Đài và Lê Thu Hà còn trong những năm gần đây Hoa Kỳ cũng đón từ nhà tù các nhà tranh đấu Cù Huy Hà Vũ, Blogger Điếu Cày, tức Nguyễn Văn Hải và bà Tạ Phong Tần.
Đấu tranh bất bạo động để đòi những quyền căn bản của con người trong đó có quyền tự do ngôn luận và tự do lập hội đã diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới ở những thời điểm khác nhau. Biểu tượng của nhiều người tranh đấu vì quyền con người, cựu Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela, đã bị giam cầm gần 20 năm chỉ vì dám thách thức chế độ phân biệt chủng tộc apartheid. Các quyền tự do mà người dân ở các nước như Anh hay Mỹ giờ có được không phải của trời cho. Phụ nữ Anh được quyền bỏ phiếu 100 năm về trước có phần nhờ sự đấu tranh bền bỉ và sự chấp nhận bị giam cầm của người hùng Emmeline Pankhurst mà Hội Phụ nữ Việt Nam từng giới thiệu. Tại Hoa Kỳ, đó là nhờ những người đấu tranh vì quyền của người lao động nhưClara Lemlich Shavelson, về sau là đảng viên Đảng Cộng sản Hoa Kỳ. Báo New York Times mới đây viết về bà trong loạt bài "không còn bị lãng quên", vốn nhằm tôn vinh những phụ nữ mà đáng ra phải được tôn vinh từ lâu :
"Cho tới khi bà nói chuyện hôm đó, tại Nghiệp đoàn Cooper [của công nhân may mặc] ở Manhattan [New York], bà đã bị bắt 17 lần và bị cảnh sát cũng như các bảo vệ công ty đánh khiến bà gãy sáu xương sườn. Bà đã không để cho bố mẹ biết bà bị thương vì sợ họ sẽ cấm bà trở lại hàng rào người ngăn công nhân đi làm [khi có đình công].
"Cuộc Nổi dậy của 20.000 [người] kết thúc khi nhiều xưởng may đồng ý trả lương cao hơn và thuận theo [chế độ làm việc] 52 giờ một tuần cũng như công nhận Nghiệp đoàn Công nhân May mặc Quốc tế tại nhà máy".
Đó là cuộc đấu tranh của phụ nữ Hoa Kỳ hồi năm 1909. Hơn 100 năm sau, những người mẹ như Mẹ Nấm, Trần Thị Nga và Huỳnh Thục Vy vẫn đang đòi những quyền mà phụ nữ Mỹ và Anh đã có – quyền tự do lập hội để đòi quyền lợi chính đáng cho mình và cho cộng đồng.
Những người sẵn sàng bước đi trên những con đường chông gai không bao giờ là số đông. Đây có lẽ là lý do blogger Osin Huy Đức treo hai câu "[c]ái cây tìm sự cô đơn ở trên cao, [n]gọn cỏ tìm sự đông đảo ở dưới đất". Hiện cũng đang có phong trào kêu gọi viết thư tay cho hai nữ tù nhân Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và Trần Thị Nga. Cả hai người đều bị kết tội nói xấu chính quyền và đây là chuyện không có gì mà ẫm ĩ ở những nước không phải là thiên đường Xã hội Chủ nghĩa. Trang Zing của Việt Nam từng dẫn câu châm biếm chính phủ Hoa Kỳ của người dân nước này : "Chính trị gia như những chiếc tã lót, chúng cần được thay thường xuyên, bởi cùng một lý do". Ở Việt Nam ‘tã lót’ chính trị có thế nào cũng lâu lâu mới thay một lần và thường để lại hậu quả nghiêm trọng. Nếu để ý sẽ thấy người đứng đầu về Đảng ở thành phố Hồ Chí Minh thời tướng cướp Năm Cam hoành hành, ông Trương Tấn Sang, sau này thành chủ tịch nước thứ bảy của Việt Nam. Còn người đứng đầu ngành công an trong giai đoạn nhiều tướng công an có hành vi chẳng khác gì tướng cướp lại kế nhiệm ông Sang và đang là chủ tịch nước thứ tám của Việt Nam. Bởi vậy cuộc đấu tranh của những phụ nữ anh hùng để hệ thống chính trị không còn kiểu lái xe buồn ngủ tự tát vào mặt mình rồi lái tiếp thay vì để người khác lái sẽ còn dài.
Nguyễn Hùng
Nguồn : VOA, 10/08/2018